Kết quả tìm kiếm cho "tiêu diệt 19 phần tử"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 426
Ngày 11/5, Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) thông tin, VNVC và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc sinh học tiên tiến. Ký kết này được kỳ vọng sớm mang vaccine điều trị ung thư tiềm năng với công nghệ mRNA hiện đại của Nga về Việt Nam.
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Thực hiện tinh thần Hội nghị Bộ Chính trị ngày 18 đến 25/3/1975, Trung ương Cục ra Nghị quyết 15 chỉ đạo cho các khu, tỉnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa với quyết tâm cao nhất. Tiếp nhận chỉ thị, An Giang xây dựng kế hoạch chiến đấu “1 ngày bằng 20 năm”, phát động phong trào quần chúng tấn công 3 mũi, chọn mục tiêu và sẵn sàng khởi nghĩa khi tình thế cho phép.
Từ căn hầm bí mật dưới vỏ bọc xưởng bánh tráng ở thôn Vườn Trầu, huyện Hóc Môn, gia đình ông Ngô Văn Ngời và bà Nguyễn Thị Sai đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống gia đình, tám người con của ông bà đều kiên trung đi theo cách mạng, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Cách nay 50 năm, vào những ngày tháng 4 lịch sử, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Hòa bình lập lại chưa bao lâu, biên giới Tây Nam của Tổ quốc lại chìm trong khói lửa bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa, diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến lùi xa gần 50 năm, nhưng khí phách, tinh thần quật cường của Công an nhân dân (CAND) vũ trang An Giang (tiền thân của Bộ đội Biên phòng (BĐBP An Giang) vẫn rạng ngời lịch sử.
Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, anh hùng trong thời kỳ đổi mới - đó là thành tích rất đỗi tự hào của những người lính hải quân Lữ đoàn 962 (Quân khu 9). Từ “Đoàn tàu không số” đến chiến tích “đường Hồ Chí Minh trên biển”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị ghi tên mình vào lịch sử vàng, góp phần làm nên chiến thắng 30/4 bất diệt.
50 năm đã trôi qua, song những chiến công của Bộ đội Không quân vẫn mãi là biểu tượng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Từ trận đánh thắng đầu tiên đến các chiến thắng liên tiếp trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở bất kỳ đơn vị nào, trong bất kỳ tình huống khó khăn gian khổ, ác liệt nào, không quân cũng sẵn sàng xuất kích tiêu diệt địch, càng trong chiến đấu, hy sinh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng càng được phát huy cao độ, làm ngời sáng phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Ngày 25/3/1975, sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Quân ủy Trung ương kiến nghị và được Bộ Chính trị thống nhất "vừa chuẩn bị trận quyết chiến cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”.
Ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam khi chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Từ đây non sông Việt Nam liền một dải sau 30 năm đất nước bị chia cắt.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.